Hiệu ứng Tiện ích-Thẩm mỹ
Người dùng dễ tha thứ các lỗi nhỏ về trải nghiệm khi họ thấy một vẻ thiết kế giao diện có tính thẩm mỹ. Hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ có thể che đậy những vấn đề về giao diện trong quá trình kiểm thử tính khả dụng. Nhận ra hiệu ứng Tiện ích-Thẩm mỹ trong quá trình nghiên cứu người dùng bằng cách quan sát họ hành động cũng như lắng nghe họ nói.
LAWS OF UXPYSCHOLOGYVISUAL DESIGN
Kate Moran - NNGroup
1/6/202512 min read


Khi một thiết kế hình ảnh nhìn ổn, nó sẽ khiến người dùng bỏ qua hoặc tha thứ những vẫn đề nhỏ của thiết kế trải nghiệm. Điều này được coi là hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ.
Hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ ám chỉ xu hướng của người dùng đón nhận những sản phẩm hấp dẫn thì dễ sử dụng hơn. Con người có xu hướng tin rằng những thứ đẹp hơn sẽ hiệu quả hơn - thậm chí nếu chúng không thực sự hiệu quả và năng suất hơn.
Ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng
Khi người dùng có một phản ứng tích cực về mặt cảm xúc đối với thiế kế hình ảnh, điều đó sẽ khiến họ bỏ qua những lỗi trải nghiệm nhỏ. Hiệu ứng này là lý do chính cho việc tại sao một thiết kế trải nghiệm tốt không chỉ là chức năng. Một thiết kế hình ảnh thu hút không chỉ là "có thì tốt"- Nó đóng vai trò quan trọng trong cách người dùng đón nhận sản phẩm của bạn.
Thành công của Apple là ví dụ tuyệt vời của việc có lợi thế cạnh tranh khi quan tâm tới tính thẩm mỹ
Giới hạn của của hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ
Hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ có những giới hạn. Một thiết kế đẹp có thể khiến người dùng bỏ qua những vấn đề tiện ích nhỏ, nhưng không bỏ qua những vấn đề lớn
Ví dụ:
Trong một buổi kiểm thử tính khả dụng, một người tham gia đã mở trang web Arcadis, một đơn vị tư vấn. Trang web sử dụng một hình ảnh lớn làm nền xuyên suốt toàn bộ trang.
Mới đầu, người tham gia phản hồi tích cực về thẩm mỹ của trang
"Điều đầu tiên, dễ thấy với trang web này là nó có hình ảnh đẹp và nhiều màu sắc"
Tuy nhiên, sau khi gặp nhiều rắc rối để hoàn thành nhiều nhiệm vụ, người tham gia điều chỉnh lại ý kiến của anh ấy về thiết kế:
"Tôi thấy rằng toàn bộ màn hình đã xâm chiếm bởi tấm hình đẹp đẽ này ... Và nó có lẽ làm phiền khi thấy lần thứ hai"
Hình dáng và chức năng nên cùng đem lại hiệu quả. Khi các sản phẩm chịu nhiều những vấn đề khả dụng nghiêm trọng, hoặc chức năng bị hy sinh cho thẩm mỹ, người dùng có xu hướng mất kiên nhẫn.
Các thách thức về kiểm thử tính khả dụng gây ra bởi hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ
Cũng tương tự như nỗi tức giận với người tham gia trong các buổi kiểm thử; Bạn theo dõi một người tham gia khó khăn trong việc trải nghiệm dưới mức chấp nhận được, bị bế tắc và thực thi nhiệm vụ thất bại. Sau đó bạn đề nghị họ bình luận trải nghiệm của mình, tất cả họ đều có thể nói về một bảng màu tuyệt vời của trang thiết kế.
Ví dụ như vậy thường là kết quả của hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ. Khi một giao diện thu hút ẩn đi các vấn đề trong đời thật, đó là điều tốt cho nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, khi các nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra những vấn đề để có thể sửa chữa chúng, hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ có thể
ích ám chỉ xu hướng của người dùng đón nhận những sản phẩm hấp dẫn thì dễ sử dụng hơn. Limitations of the Aesthetic-Usability Effect cản đường.
Ví dụ
Trong một ví dụ, trong một buổi nghiên cứu về tính khả dụng, một người tham gia gặp rất nhiều vấn đề trong khi đi mua sắm tại trang FitBit. Các vấn đề xảy ra từ những những phiền nhiễu nho nhỏ trong thiết kế tương tác tới những lỗi nghiêm trọng trong điều hướng. Cô này có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhưng khá khó khăn.
Hơn nữa, trong một câu hỏi trước khi thực hiện nhiệm vụ, cô ấy đã đánh giá sự dễ dàng của trang rất cao:
"Màu sắc họ sử dụng, nhìn giống như màu nước biển, nó thật bình yên. Một bức ảnh tốt"
Phản hồi cảm xúc tích cực gây ra bởi vẻ đẹp của trang đã che đậy những vấn đề về tính khả dụng và khiến chúng khó hơn để xác định


Dù trải qua rất nhiều vấn đề khi mua sắm trên trang của FitBit, người tham gia nghiên cứu vẫn đánh giá trang web cao. Khi được hỏi về phản hồi, cô ấy chỉ bình luận về hình ảnh đẹp đẽ - che đi những vấn đề về thiết kế khả dụng với người thực hiện nghiên cứu
Diễn giải những bình luận tích cực về hình ảnh trong quá trình nghiên cứu
Các nghiên cứu viên có thể xác định những ví dụ của hiệu ứng Thẩm mỹ-Tiện ích trong quá trình nghiên cứu bằng cách tập trung và những gì làm và nó liên quan gì tới những điều họ nói.
Thử hình dung chúng ta đang thực hiện một buổi đánh giá tính khả dụng về chất lượng. Chúng ta quan sát thấy người tham gia gặp vấn đề trong suốt vài nhiệm vụ trên một trang, nhưng phản hồi cuối cùng của họ là những phản hồi mơ hồi về sự hấp dẫn của giao diện
Bất cứ khi nào chúng ta nghe những kiểu phản hồi như vậy xuất hiện, chúng ta cần cân nhắc ba khả năng:
Người tham gia có thể cảm thấy sức ép khi phải bình luận về thứ gì đó. Con người thường tìm những điều dễ dàng nhất là phản hồi về mặt thiết kế
Người tham gia có thể cảm thấy sức ép khi khen sản phẩm, đặc biệt khi họ tin rằng bạn có đóng góp trong sản phẩm đấy.
Hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ là một rào cản
Một khi chúng ta xác định tại sao người tham gia lại cho những phản hồi tích cực trên thiết kế đẹp sau những trải nghiệm tiêu cực, chúng ta có thể làm việc xung quanh những vấn đề hoặc ngăn chúng xảy ra một lần nữa như cách được giải thích dưới đây.
Giảm tải áp lực phải bình luận trong quá trình kiểm thử
Nhiều người một cách tự nhiên cảm thấy không thoải mới với sự im lặng. Giảm áp lực phải nói gì đó bằng việc cung cấp sớm một không khí ít áp lực trong buổi kiểm thử của bạn
Chấn an người tham gia thường xuyên rằng họ đang làm việc rất có ích, thậm chí khi họ không chủ đông nói ra hành động của mình
Nhớ rằng trao đổi giữa người theo dõi và người tham gia không giống như những buổi nói chuyện thông thường - một khoảng thời gian im lặng vưaf đủ là một phần của quá trình
Cho phép người tham gia nhiều cơ hội để phàn hồi trong quá trình diễn ra bằng cách hỏi những câu hỏi mở, nhưng đừng ép họ quá căng nếu họ không có gì phải nói.
Hạ thấp sức ép về việc phải dễ chịu trong quá trình kiểm thử người dùng
Một số người một cách tự nhiên muốn được yêu thích, và điều đó sẽ diễn ra trong buổi kiểm thử. Bạn có thể tránh vấn đề này bằng cách tạo khoảng cách với người được kiểm thử.
Ngay lúc bắt đầu buổi kiểm thứ, nhấn mạnh rằng bạn không thiết kế sản phẩm. Nếu bạn là người làm thì hãy nói họ biết bạn ở đây để học từ người tham gia và những phản hồi tiêu cực không khiến bạn tổn thương. Sẽ có giá trị hơn là nghe những sự thật khó khăn hơn là những lời khen không có lợi.
Tránh thể hiện cảm xúc phản hồi với những bình luận của người tham gia thông qua biểu cảm khuôn mặt hoặc cử chỉ cơ thể. Điều này cần thực hành, nhưng hãy giữ thái độ thống nhất và cảm giác thu hút vừa phải.
Làm việc xung quanh hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ trong quá trình kiểm thử
Giả sử rằng chúng ta loại ra hai khả năng đầu tiên - chúng ta nghĩ là người tham gia nghiên cứu là thoải mái và không cảm thấy sức ép để nói gì đó hay lời khen rỗng tuếch. Trong trường hợp đó, một bình luận tích cực về thiết kế đẹp, cùng với những vấn đề trong tương tác với trang, có thể là một ví dụ của hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ. Mặc dù những vẫn đề tính khả dụng cần được sửa thì nó là một dấu hiệu rằng thiết kế hình ảnh của chúng ta có hiệu quả.
Đôi khi bạn có thể làm việc xung quanh hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ bằng cách thăm dò người dùng nghĩ vượt lên lớp hình ảnh của trải nghiệm. (Nhưng hãy cẩn thận đừng hỏi những câu hỏi dẫn dắt.) Sử dụng những câu hỏi mơ hồ kiểu:
Bạn có bất cứ bình luận nào về việc dễ hay khó khi tìm kiếm thông tin này?
Điều gì khiến bạn cảm thấy điều này dễ hoặc khó đọc
Điều gì bạn muốn thay đổi trong ứng dụng này, nếu có thể?
Bạn có thể quay người dùng lại một trang mà dường như đặc biệt thử thách và đề nghị họ mô tả điều đã diễn ra.
Đôi khi câu hỏi thăm dò sẽ có tác dụng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Thúc ép quá nhiều như kiểu khuyến khích người tham gia tự tạo ra các câu trả lời. Nên sẵn sàng bỏ qua và chuyển tới những nhiệm vụ tiếp theo.
Một lịch sử ngắn gọn về hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ
Hiệu ứng thẩm mỹ-tiện ích được nghiên cứu lần đầu trong lĩnh vực tương tác người và máy năm 1995. Nhà nghiên cứu Masaaki Kurosu và Kaori Kashimura từ trung tâm thiết kế Hitachi đã kiểm thử 26 mẫu giao diện người dùng của một mẫu ATM, đề nghị 252 người tham gia nghiên cứu đánh giá mỗi thiết dựa trên sự dễ dàng khi sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của chúng
Họ phát hiện rằng có mối tương quan giữa những người đánh giá vẻ bề ngoài và nhìn nhận tính dễ sử dụng mạnh hơn là mối tương quan giữa đánh giá của họ về vẻ bề ngoại và tính dễ sử dụng thực sự. Kurosu và Kashimura kết luận rằng người dùng bị ảnh hưởng mạnh bởi vè đẹp được cung cấp bởi giao diện, ngay cả khi họ cố đánh giá chức năng nằm phía sau hệ thống. Trong cuốn sách Emotional Design năm 2004, Don Norman khám phá sâu ý tưởng này và áp dụng nó cho mọi đối tượng hàng ngày.
Kết luận
Những giao diện có tính thẩm mỹ được yêu thích đáng để đầu tư. Thiết kế hình ảnh xuất hiện với người dùng của bạn đem lại tác dụng phụ khiến trang thể hiện có sự tổ chức, thiết kế tốt, và chuyên nghiệp. Người dùng thường thích thử những gì đẹp đẽ và họ kiên nhẫn với những lỗi lầm nhỏ.
Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ có lợi nhất nếu vẻ đẹp hỗ trợ và tăng cường nội dung và chức năng. Thêm vào đó, hiệu ứng này thường ảnh hưởng những bình luận của người dùng khi tiến hành nghiên cứu. Như thường lệ, tập trung vào những gì người dùng làm hơn là những gì người dùng nói.
Từ chuyên môn:
The Aesthetic-Usability effect: Hiệu ứng tiện ích-thẩm mỹ
Inspiration
Explore design concepts and share creative ideas.
Resources
Community
© 2024. All rights reserved.